Categories
Kinh nghiệm phỏng vấn

Trả lời thế nào cho câu hỏi: Lý do nghỉ việc?

Bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, nhà tuyển dụng cũng luôn tò mò về lý do ứng viên chuyển việc. Mặc dù, ai cũng sẽ có một lý do riêng khi muốn nhảy việc, nhưng không phải lý do nào cũng nên nói thẳng với nhà tuyển dụng. Với câu hỏi này, hãy tập trung vào những gì bạn mong chờ và cố gắng loại bỏ những nguyên nhân tiêu cực. Dưới đây là một số cách ứng xử với câu hỏi về lý do nghỉ việc của nhà tuyển dụng.

1. Bạn mong muốn có được mức lương cao hơn

Khi đi làm, ai cũng mong muốn có được một mức lương cao. Tuy nhiên, nếu trong buổi phỏng vấn, bạn đưa ra câu trả lời về mức lương ở câu hỏi này thì không hay lắm. Hãy biết cách chuyển hướng câu trả lời thành lý do liên quan đến sự nghiệp.

Gợi ý: Trong hơn 2 năm làm việc tại công ty cũ, tôi đã có nhiều cơ hội phát triển kỹ năng làm việc của mình: lập kế hoạch marketing, triển khai chiến lược, quản lý sự kiện… Tôi có được nhiều kinh nghiệm từ công việc này và tôi luôn sẵn lòng cống hiến cho công việc. Tuy nhiên, tôi mong muôn gia nhập vào một nơi đánh giá cao kỹ năng của mình và tôi có thể sử dụng tối đa những kỹ năng mà mình có được đó.

ky-nang-dam-phan-viaclam247-600x400

2. Cấp trên của bạn không tốt

Nếu vì cấp trên mà bạn phải ra đi thì hãy trả lời theo cách trung lập, đừng nên nói thẳng vấn đề bạn và cấp trên không hòa hợp. Vì nhà tuyển dụng không thích những ứng viên nào nói xấu cấp trên. Đừng quên thêm một câu nhận xét tốt về công ty cũ nhé!

Gơi ý: Tôi thấy hướng đi của nhóm tôi có thay đổi, mà tôi lại luôn thích làm việc trong một môi trường cộng tác, đồng nhất. Tuy nhiên, tôi vẫn rất thích kế hoạch của công ty cũ. Thật sự rất khó khăn để tôi đưa ra quyết định cho mình, nhưng tôi tin đây là quyết định đúng.

3. Bạn mong muốn có được chức vụ cao hơn

Với lý do này thì khá khó để bạn diễn đạt cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn có thể đưa ra một số điều tích cực trong câu trả lời của mình.

Gợi ý: Tôi mong muốn nhận được thử thách tiếp theo trong sự nghiêp của mình. Tôi rất thích những công việc mà mình từng làm, nhưng tôi nghĩ mình đã quá an toàn với vị trí hiện tại. Vậy nên tôi quyết định ứng tuyển vào vị trí này để tôi có thể phát triển hơn.

4. Bạn không còn hứng thú với công việc

Đừng nên kể lể những điểm không tốt trong công việc của bạn. Hãy đưa ra lý do mà bạn chọn vị trí đang tuyển, rằng bạn đang mong muốn những gì ở công việc mới.

Gợi ý: “Tôi đã từng rất hứng khởi khi bắt đầu công việc nhân viên kinh doanh và mong muốn phát triển sự nghiệp lên vị trí Trưởng phòng kinh doanh. Càng gắn bó lâu với công việc, tôi thấy tôi cần phát triển kỹ năng đàm phán hơn để phát triển lâu dài lên vị trí mà tôi mong muốn. Thế nhưng tôi vẫn chưa có cơ hội ở công ty hiện tại. Do đó tôi muốn tìm một công việc mới thử thách hơn và cho tôi nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng đàm phán và những kỹ năng khác.”

Tất cả những câu trả lời trên này đều đề cập đến những điều tốt đẹp, tích cực về công việc trước đó của bạn? Việc kể lể những điều tiêu cực ở công ty cũ không giúp ích gì cho bạn trong các cuộc phỏng vấn, hãy luôn tích cực và hướng về tương lai. Đó là cách mà ứng viên thông minh ghi điểm với nhà tuyển dụng.