Categories
Thủ Thuật

Hướng dẫn cách test kiểm tra iPhone , iPad cũ khi đi mua hàng

Bạn có dự định mua iPhone, iPad cũ… nhưng băn khoăn không biết làm sao để kiểm tra chất lượng của máy. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm ra được chiếc iPhone, iPad cũ vừa chất lượng lại hợp túi tiền của mình bằng những cách cơ bản nhất!

Các bước kiểm tra cơ bản về iPad, iPhone cũ đã qua sử dụng, có thể áp dụng cách kiểm tra này cho Macbook và iMac, trừ tính năng nghe gọi:

Bước 1. Kiểm tra vỏ bề ngoài, cạnh viền, màn hình… có trầy xước, móp méo hay không, nếu máy xước quá nhiều hay móp méo cong vênh thì không nên mua.

Bước 2. Kiểm tra phím bật nguồn, phím volume, nút gạt có nhạy và độ nẩy còn tốt hay không? có bị lờn nút, ấn 2 3 lần mới ăn hay là không?

liểm tra các nút của iphone cũ

kiểm tra nút nguồn khi mua ipad cũ

Bước 3. Bật máy lên và kiểm tra màn hình, xem có điểm chết hay thâm ố nào không? Thử nghiệm bằng cách tắt máy sau đó mở máy lại, trên màn hình khởi động của iPhone chỉ có logo quả táo, xung quanh màn hình tối.

kiểm tra màn hình iphone ipad cũ

Kiểm tra màn hình khi mua iPhone, iPad cũ

Nếu máy có điểm chết, bạn có thể dễ dàng phát hiện khi nhìn thấy những điểm xanh lá cây, điểm đỏ, điểm tím…Hoặc bạn cũng có thể mở chức năng camera, sau đó lấy tay gí sát vào camera, màn hình sẽ chỉ có một màu tối duy nhất và bạn có thể phát hiện điểm chết.

Bước 4. Kiểm tra cảm ứng khi thao tác máy có hay bị đơ một lúc hay không hoặc xử lí quá chậm hay không. Bằng cách mở menu chính và chọn, giữ nguyên biểu tượng (icon) sau đó di chuyển ngón tay khắp màn hình. Nếu trong quá trình di chuyển mà icon này bị tuột ra thì chứng tỏ đã có một số chỗ bị liệt trên màn hình cảm ứng.
kiểm tra độ nháy cảm ứng của ipad, iphone cũ
Bước 5. Một vấn đề với iPhone là cảm quang. Bạn có thể kiểm tra xem cảm quang còn tốt hay không bằng cách thực hiện một cuộc gọi. Sau đó đưa tay vào vùng cảm quang. Nếu màn hình tắt chứng tỏ cảm quang vẫn còn tốt tương tự như khi bạn đưa lên tai để nghe điện.

kiem-tra-cam-quang-tren-iphone-cu

Bước 6. Lắp sim kiểm tra gọi thử xem loa ngoài và loa trong có bị rè, méo tiếng hay không, nếu có thì không nên lựa chọn.

Bước 7. Thử camera trước và sau, đèn flash, quay video.

kiểm tra camera iphone ipad cũ

Bước 8. Kiểm tra cảm biến xoay ngang và dọc có còn hoạt động hay không?

Bước 9. Kiểm tra dung lượng pin của máy, nếu pin sụt quá nhanh thì cũng không nên chọn.

Bước 10. Thử độ nhạy của wifi, thử đứng cách điểm phát wifi khoảng 3,4m xem máy bắt sóng có nhạy không?

Bước 11. Kiểm tra máy có iCloud bằng cách reset lại máy. Bạn nên kiểm tra xem máy đã dính icloud hay chưa. Nếu máy đã dính iCloud rồi thì phải xin được tài khoản iCloud. Nếu như chủ cũ không biết tài khoản iCloud thì khuyến khích bạn không nên mua. Nếu có thì yêu cầu người bán máy thoát ra.

Kiểm tra iPad đã dính iCloud hay chưa bằng cách vào Cài đặt -> Cài đặt chung -> Đặt lại -> Xóa tất cả nội dung và Cài đặt.  Nếu đã dính iCloud thì sẽ hiện lên tài khoản iCloud bắt người dùng đăng nhập để tiếp tục.  b

Kiểm tra icloud khi mua iphone, ipad cũ

Bước 12. Kiểm tra iMei trên vỏ iPhone, iPad xem có giống nhau hay không? Thông qua 2 cách: xem chỉ số iMei trên vỏ iPhone, iPad hoặc vào Cài đặt -> Cài đặt chung -> Giới thiệu-> iMei và kiểm tra xem 2 chỉ số này có giống nhau hay không.

kiểm tra imei trên iphone khi mua máy cũkiểm tra imei khi mua iphone, ipad cũ

kiểm tra imei khi mua iphone, ipad cũ
Bước 13. Kiểm tra kết nối sạc và củ sạc của máy có hoạt động bình thường không?

Bước 14. Kiểm tra lỗ jack cắm tai nghe của máy có nghe được không.

Kiểm tra jack tai nghe khi mua iphone cũ

Những lưu ý khi mua iPhone, iPad cũ trên sẽ phần nào giúp bạn chọn được chiếc iPhone, iPad tương đối chất lượng và phù hợp với số tiền bạn bỏ ra. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm kinh nghiệm test iPhone, iPad cũ từ các chuyên gia công nghệ nhé!

Xem bài chi tiết tại:

Hướng dẫn cách test kiểm tra iPhone , iPad cũ khi đi mua hàng